Ngày đầu làm việc trên du thuyền quốc tế sẽ như thế nào ?

Khám phá ngày đầu làm việc trên du thuyền

Ngày đi làm đầu tiên là một ngày quan trọng và đáng nhớ với mỗi người. Chúng ta không chỉ bắt đầu một công việc mới mà còn làm quen với những con người mới, môi trường mới. Cho dù là hợp đồng đầu tiên hay hợp đồng thứ năm, chắc hẳn ai cũng có phần hồi hộp, lo lắng. Không biết điều gì đang đợi mình phía trước ? Không biết mình có thích nghi với môi trường làm việc ở đó không ?,… Vậy nên cần chuẩn bị những gì và làm gì để ngày đầu làm việc trên du thuyền diễn ra suôn sẻ ? Cùng DITC tìm hiểu chi tiết nhé.

Chia sẻ trải nghiệm ngày đầu tiên làm việc trên du thuyền quốc tế

1. Thủ tục nhập cảnh

Ngày đầu làm việc trên du thuyền quốc tế

Ngay khi xuống máy bay, bạn phải xuất trình hộ chiếu và các giấy tờ liên quan để làm thủ tục nhập cảnh. Hãng tàu sẽ cử đại diện đến đưa đón và hướng dẫn các bạn . Lúc này, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận hành lý của mình và giấy tờ tùy thân. Sau đó, tiếp tục di chuyển đến bến cảng để hoàn thành quy trình nhận việc.

2. Văn phòng thuyền viên trên tàu du lịch 

Văn phòng Thuyền viên thường đặt ở bến cảng. Nơi đây sẽ có người giúp bạn hoàn tất thủ tục, giấy tờ cần thiết trước khi lên tàu. Bạn cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ như: Hộ chiếu, Hợp đồng tàu, Sổ thuyền viên, Chứng chỉ Solas, Xác nhận tiêm vắc xin,…Sau khi hoàn tất một loại các thao tác điền đơn, ký xác nhận,..Bạn sẽ được đội ngũ hãng tàu hướng dẫn qua khu an ninh và lên trên tàu.

3. Lên tàu bắt đầu hành trình vượt đại dương

Tại văn phòng thuyền viên, bạn ký xác nhận một lần nữa về các điều khoản, quy định của Tàu. Và khai báo chi tiết thông tin cá nhân kể cả những đồ dùng bạn mang theo. Điều này được sử dụng cho mục đích hải quan sau này. Cụ thể để chứng minh bạn lên tàu làm việc với những đồ đạc gì và sẽ mang theo những gì khi trở về nước.

Bạn sẽ được cung cấp các tài liệu như bản đồ tàu và thông tin liên quan đến khóa đào tạo thuyền viên. Bạn cũng được chỉ dẫn cụ thể về thời gian và địa điểm để nhận thẻ thuyền viên.

Văn phòng thuyền viên cũng là nơi bạn sẽ được trả lương và thanh toán các khoản ghi nợ trên tàu. Là nơi tiếp nhận và xử lý các vấn đề thất lạc, chậm trễ hành lý của thuyền viên ở sân bay.

4. Thẻ thuyền viên – Crew Card

Tất các các thành viên trên tàu đều được cấp thẻ thuyền viên. Và được quét mỗi khi bạn lên xuống tàu tại cổng an ninh. Điều này giúp quản lý kiểm soát được số lượng và mọi hoạt động của thuyền viên trên tàu.

Crew card cũng sẽ là chìa khóa cabin của bạn. Đồng thời là thẻ thanh toán các hoạt động mua sắm, giải trí, dịch vụ khác,… của thuyền viên trên tàu. Nếu bạn làm mất thẻ, vui lòng báo cho văn phòng an ninh càng sớm càng tốt để được làm lại thẻ mới.

5. Gặp gỡ người quản lý bộ phận

Sau khi bạn lên tàu, quản lý bộ phận của bạn ( hoặc thành viên trong nhóm của bạn đã có nhiều kinh nghiệm) sẽ chỉ cho bạn cabin và nơi làm việc của bạn. Họ sẽ giải thích quy trình làm việc trên tàu và nhiệm vụ của bạn trong ngày đầu tiên. Bạn cần mang theo một cuốn sổ để tiện ghi chú những thông tin quan trọng.

Bạn sẽ giới thiệu bản thân, làm quen với mọi người trong nhóm. Họ sẽ là những người “anh em“ hỗ trợ và giúp đỡ bạn thích nghi với cuộc sống trên tàu. Do đó, cần giữ một thái độ niềm nở và tinh thần học hỏi với các bậc tiền bối nhé.

6. Di chuyển đi đến cabin của bạn

Bạn sẽ được chỉ dẫn lối đi đến cabin dành cho thuyền viên. Ngoài ra còn có bản đồ xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên tàu nên không lo “ đi lạc “.

Tuy nhiên, một số tàu có cách bố trí không gian cho phi hành đoàn “ độc lạ ’’, khá giống mê cung. Nên giai đoạn đầu có hơi chút hoang mang nhưng dần dần bạn sẽ thích nghi sớm thôi.

Khi đã tìm thấy nơi ở của mình. Có thể bạn không đưa hành lý vào cabin ngay lập tức. Vì rất có khả năng người ở trước đó có thể vẫn chưa rời đi. Một số hãng tàu chu đáo hơn họ sẽ chuẩn bị sẵn cabin trống để bạn có thể vô ở ngay. Nếu bạn phải ở ghép từ 2 – 3 người/ cabin, bạn cũng chưa thể gặp được bạn cùng phòng của mình vào thời điểm này. Vì họ có thể đang trong ca làm việc và họ cũng là đồng nghiệp tại bộ phận của bạn.

7. Huấn luyện và hướng dẫn An toàn

Trong những đầu lên tàu, bạn sẽ phải tham gia một số khóa đào tạo về an toàn. Đọc kỹ hướng dẫn mà văn phòng thủy thủ đoàn ( hoặc người giám sát ) đã đưa cho bạn. Bạn cần chuẩn bị một số vật dụng như áo phao,… để tham gia khóa huấn luyện. Trong khóa tập huấn này bạn sẽ được học cách giữ an toàn trên tàu và những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp.

ngày đầu làm việc trên du thuyền

Khi bạn đã hoàn thành khóa đào tạo của mình, hãy đi khám phá nhé ! Đi bộ xung quanh tàu để bạn hiểu rõ hơn về ngôi nhà của mình. Và nếu bạn thấy mệt, hãy chợp mắt một chút. Bạn sẽ không có cơ hội làm điều này thường xuyên khi buổi tập kết thúc. Vì sau đó, bạn sẽ bị kéo vào ” vòng xoáy ”  công việc với đủ loại cung bậc cảm xúc: căng thẳng, áp lực, mệt mỏi,…Thậm chí còn không có ngày nghỉ vào những mùa cao điểm đông khách du lịch.

Tổng kết

Việc lo lắng, bất an trong những ngày đầu là điều hết sức bình thường. Mất khoảng 2 – 3 tuần để bạn làm quen với ngôi nhà mới giữa lòng đại dương. Vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ thích thú với cuộc sống trên tàu cho xem ! DITC biết một số anh, chị đã dành trọn tuổi trẻ của mình cho đại dương vô tận như anh Vương ( đi tàu 16 năm ) từ Star Cruises, Costa Cruises đến MSC cruises ( hiện nay ) hay chị Tú ( 5 năm ) trên tàu Costa và giờ vẫn theo đuổi đam mê biển lớn với MSC cruises.

DITC mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp ích cho các bạn. Cần hỗ trợ thông tin việc làm du thuyền  vui lòng liên hệ hotline 0906 29 35 39  để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm những thông tin về việc làm du thuyền

Thông báo việc làm du thuyền mới nhất

Cơ hội việc làm du thuyền không thể bỏ lỡ

Quy trình ứng tuyển làm việc trên du thuyền quốc tế

 

Leave Comments

0906 29 35 39
0906293539